Page 8 - Sổ tay hướng dẫn
P. 8

Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
             (viết tắt là CTRSH) phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,
             thói quen tiêu dùng và lối sống của người dân. Khu
             vực đô thị thường phát sinh chất thải sinh hoạt nhiều
             hơn khu vực nông thôn.
                 Thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh
             học trong CTRSH của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn
             các thành phần khác và thành phần này đang thay đổi
             theo chiều hướng giảm dần. Từ năm 1995, thành phần
             chất hữu cơ chiếm tỷ lệ rất cao (80 - 96%) nhưng đến
             năm 2017 thành phần này giảm xuống còn khoảng 50
             - 70%; điều này thể hiện sự thay đổi lối sống của cư
             dân đô thị là nhanh và tiện lợi.
                 Thành phần giấy và kim loại trong CTRSH thay
             đổi tùy thuộc vào nguồn phát sinh và có xu hướng tăng
             dần. Thành phần khó xử lý và khó tái chế như vải, da,
             cao su có tỉ lệ thấp, tuy nhiên thành phần này đang có
             chiều hướng tăng qua các năm.
                Ngoài ra sự gia tăng chất thải nhựa trong thành
             phần CTRSH là một trong những vấn nạn đối với việc
             xử lý CTRSH của Việt Nam.



                                                                                                                  7
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13